Bạn đã biết cách đặt cốc nguyệt san thế nào để những ngày “đèn đỏ” trở nên dịu nhẹ và êm ái? Hãy cùng beucup.vn chúng mình tìm hiểu cách phòng tránh kích ứng, viêm nhiễm cho làn da mềm mại, nhạy cảm của phái nữ trong quá trình đặt cốc nhé.`Mách nhỏ bạn cách đặt cốc nguyệt san an toàn nhất
Lần đầu dùng cốc nguyệt san chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, cảm giác lúng túng không biết đưa cốc vào trong như thế nào phải không? Đặc biệt, điều mà phái đẹp lo lắng nhất là những tai nạn rò rỉ kinh nguyệt có xảy ra giữa chỗ đông người?
Vậy để có được trải nghiệm tốt nhất với sản phẩm cứu cánh trong “ngày ấy”, bạn nên lưu ý chọn thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu sử dụng cốc.
Nội dung chính
Thời gian lý tưởng cho lần đầu sử dụng
Vào những ngày đèn đỏ, ống âm đạo sẽ giãn nở rộng hơn, kèm theo kinh nguyệt tiết ra giúp cho con đường này trơn ướt. Nhờ vậy, đưa cốc nguyệt san vào trong sẽ trở thuận lợi và dễ chịu hơn.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn trải nghiệm cùng cốc nguyệt san. Hãy kiên nhẫn đợi đến 2 ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt, đây là khoảng thời gian lý tưởng để bạn dễ dàng làm quen với sản phẩm hiện đại này nhé.
Khoảng thời gian 2 ngày cuối chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh nguyệt tiết ra cũng ít hơn so với những ngày đầu. Lựa chọn thời điểm này để đặt cốc sẽ giúp bạn tránh được tình trạng tràn hay rò rỉ, nhất là trong trường hợp cách đặt cốc nguyệt san của bạn chưa được chuẩn xác lắm.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về thời lượng đeo cốc nguyệt san. Thông thường, bạn có thể đặt cốc bên trong liên tục 12 giờ liền, nếu loại cốc đó là hàng chất lượng cao và lượng kinh nguyệt của bạn cũng ở mức trung bình. Còn nếu kinh nguyệt của bạn thường tiết ra nhiều, bạn hãy nhớ tháo cốc ta khỏi vùng âm đạo trong vòng 8-12 tiếng mỗi lần đặt cốc nhé!
Dùng gương hỗ trợ
Hãy tham khảo các tư thế đặt cốc vào như: bạn có thể đứng khom người, hoặc gác một chân lên bệ cao, cũng có thể ngồi xổm để đặt cốc vào trong cô bé dễ dàng hơn. Thế nhưng, trong lần đầu dùng cốc có thể bạn sẽ cảm thấy chút khó khăn nếu không thể quan sát phía dưới. Lúc này, một chiếc gương sẽ rất hữu ích, giúp bạn tiện quan sát và xác định được đúng vị trí đặt cốc.
Khi đưa cốc vào trong, nếu bạn nghe thấy tiếng “tách” nhỏ là miệng cốc đã được bung ra. Để đảm bảo miệng cốc bung hoàn toàn, hãy dùng hai ngón tay để xoay phần cuống và chỉnh cốc cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Trước khi dùng, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn cách đặt cốc nguyệt san để tránh bối rối trong lần đầu tiên. Bạn cần gấp nhỏ miệng cốc lại và đưa vào trong cô bé theo hướng xương chậu. Khi đưa vào trong rồi thì cần xoay cuống cốc để cố định tại vị trí thoải mái nhất. Cân nhắc về độ dài của cuống cốc để tránh chà xát, tổn thương thành âm đạo. Nếu cuống cốc dài và làm bạn khó chịu, hãy cắt ngắn phần cuống vì nó không ảnh hưởng đến hiệu quả khi sử dụng. Hãy nhớ vệ sinh cốc sạch sẽ để giữ được chất lượng lâu bền cho cốc,…
Ngoài ra, hướng dẫn sử dụng cũng giúp bạn chỉ ra những lỗi sai khi đeo cốc nguyệt san. Từ đó, bạn có thể tránh được các sự cố khi đeo cốc như đầy tràn, rò rỉ, lọt khí,…
Sử dụng chất bôi trơn hỗ trợ
Đương nhiên là dù chuẩn bị kỹ thế nào, nhiều bạn vẫn sẽ lóng ngóng với lần đầu tiên dùng cốc. Lúc này, cách đặt cốc nguyệt san nhẹ nhàng nhất cho bạn là sử dụng chất bôi trơn. Đồng thời, chất bôi trơn sẽ giảm ma sát và êm ái hơn với những chị em có tiền sử bị khô âm đạo.
Có một lưu ý nho nhỏ là bạn nên dùng chất bôi trơn gốc nước. Và trước khi đặt cốc, hãy dùng chất bôi trơn bôi lên vùng âm đạo chứ không phải bôi vào cốc. Nếu không, một chiếc cốc trơn trượt sẽ rất khó để cầm nắm và kiểm soát phải không nào?
Bài viết trên đây đã chia sẻ với bạn đọc cách đặt cốc nguyệt san an toàn nhất, tránh được kích ứng, viêm nhiễm cho cô bé trong những ngày hết sức nhạy cảm. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm trên đây, lần đầu tiên dùng cốc của bạn sẽ nhẹ nhàng và thuận lợi như ý. Chúc các bạn thành công!
>>Xem thêm: Ưu điểm của BeU Cup mà phái đẹp không thể bỏ qua.
Pingback: Mách nhỏ bạn 3 cách gấp cốc nguyệt san đơn giản nhất
Pingback: Hướng dẫn dùng cốc nguyệt san để tránh gặp “tai nạn”
Pingback: Tìm hiểu về cốc nguyệt san, dành cho bạn mới bắt đầu sử dụng
Pingback: Dùng cốc nguyệt san bị tức bụng nguyên nhân do đâu?
Pingback: Khí hư là gì? Những điều bạn cần biết về khí hư
Pingback: Những nguyên nhân khiến cốc nguyệt san bị “rò rỉ” - Beu Cup