Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào để phái nữ lường trước những sự cố có thể xảy ra trong ngày nhạy cảm của mình? Bài viết dưới đây của BeU Cup sẽ giới thiệu đến bạn nữ cách tính ngày đèn đỏ chính xác, đơn giản nhất để tự mình làm chủ trong mọi cuộc vui.
Nội dung chính
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt từ quá trình hình thành hành kinh
Chu kỳ kinh nguyệt được hình thành theo 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn nang trứng: Ở giai đoạn này, các nang trong buồng trứng bắt đầu phát triển. Nhờ đó, nó kích thích sản xuất estrogen và progesterone làm nội mạc tử cung của phụ nữ dày lên.
- Giai đoạn rụng trứng: Hormone có tên luteinizing sẽ được tiết ra khi estrogen đạt ở mức cao nhất. Hormone này có tác dụng kích thích các nang trứng trội bị vỡ và đẩy trứng vào ống dẫn trứng.
- Giai đoạn tiết chế (giai đoạn hoàng thể): Sau khi các nang trứng vỡ đã phát triển thành một hoàng thể, hoàng thể sẽ tiết progesterone và estrogen. Đây là 2 loại hormone giúp cho tử cung và nội mạc tử cung dày hơn với tác dụng: giúp phụ nữ có thể mang thai, ức chế bài tiết các hormone ở tuyến yên để ngăn chặn sự phát triển của các nang trứng khác.
- Giai đoạn kinh nguyệt: Nếu không có bất kỳ quá trình thụ tinh nào xảy ra, hoàng thể sẽ bị thoái hóa khiến cho nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, mạc tử cung không được nuôi dưỡng nữa nên chúng bị loại bỏ khỏi cơ thể cùng với máu kinh nguyệt.
Hướng dẫn cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Để tính được chu kỳ kinh nguyệt, bạn cần làm rõ được 2 mốc thời gian: Ngày đầu tiên thấy kinh nguyệt và ngày đầu tiên của lần thấy kinh nguyệt tiếp theo. Quãng thời gian giữa hai ngày này chính là một chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
(Ví dụ: Nếu lần 1 bạn thấy kinh nguyệt vào ngày 1/4, lần 2 là vào ngày 29/4, vậy chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 28 ngày bạn nhé)
Tuy nhiên, không phải ai cũng có chu kỳ đều đặn. Kinh nguyệt có thể đến sớm hơn, hoặc cũng có thể muộn hơn tùy cơ địa mỗi người. Bởi vậy, cách tính chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả là hãy theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng để có thể tính được chu kỳ trung bình. Nhờ đó, bạn có thể căn được quãng thời gian có kinh nguyệt để có những biện pháp đối phó kịp thời.
Khi sắp đến một chu kỳ kinh nguyệt mới, bạn sẽ có những biểu hiện như xuất hiện dịch nhầy ở cổ tử cung, ngực căng tức, đau bụng dưới âm ỉ, đầy bụng, đầy hơi, táo bón, ham muốn tình dục,…
Lợi ích khi biết cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Tác động theo ý muốn
Nếu biết cách tính chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể kịp thời chuẩn bị các biện pháp như dùng cốc nguyệt san, băng vệ sinh, tampon. Bạn sẽ chủ động hơn vào ngày đèn đỏ và không phải lo lắng kinh nguyệt rây bẩn ra trang phục vào lúc không ngờ tới. Rất nhiều chị em vì không biết cách tính chu kỳ đã phải khốn đốn vì sự cố đỏ mặt như kinh nguyệt rây ra quần, váy lúc ở nơi đông người.
Từ kinh nghiệm của chính mình, mình khuyên bạn nên sử dụng cốc nguyệt san thay cho băng vệ sinh, tampon thông thường. Vì băng vệ sinh thường bất tiện hơn khi mang theo, dễ nhạy cảm và có các tác dụng phụ. Ngoài ra, sự ẩm ướt, bí bách càng làm bạn khó chịu hơn trong ngày đèn đỏ. Còn nếu bạn dùng cốc nguyệt san, bạn sẽ luôn trong trạng thái khô thoáng, êm ái, hoàn toàn thoải mái. Cốc nguyệt san khi đặt trong âm đạo sẽ hứng toàn bộ kinh nguyệt, ngăn không cho kinh nguyệt chảy ra ngoài. Nhờ vậy, vùng kín sẽ được bảo vệ an toàn khỏi những nguy cơ viêm nhiễm, kích ứng.
>>Hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san an toàn ngày đèn đỏ
Tránh thai hoặc thụ thai theo ý muốn
Bên cạnh đó, biết cách tính ngày kinh nguyệt cũng rất có lợi cho những bạn gái muốn tránh thai, hoặc có ý định thụ thai. Trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt khoảng 8 – 10 ngày, tỷ lệ đậu thai rất thấp trong những ngày này. Khi kinh nguyệt vừa dứt được 8-10 ngày, sau khoảng thời gian này thì tỷ lệ đậu thai cao hơn. Nếu bạn đang có ý định mang bầu, hoặc muốn quan hệ tình dục một cách an toàn nhất thì có thể tính chu kỳ kinh nguyệt để căn thời gian nhé!
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản, chính xác nhất. Ngoài ra, để biết thêm các thông tin liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể theo dõi những bài viết tiếp theo của BeU Cup để không bỏ lỡ những kiến thức hữu ích nhé!