Kinh nguyệt là người bạn thân thiết của chị em phụ nữ. Mỗi tháng người bạn này sẽ ghé thăm bạn vào vài ba ngày cố định trong tháng. Nhưng cũng có nhiều khi người bạn này lại “không đúng hẹn” khiến các chị em lo lắng. Đó được coi là hiện tượng chậm kinh. Vậy chậm kinh là gì? Lý do tại sao lại bị chậm kinh? Chậm kinh như vậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn hay không?
Nội dung chính
Chậm kinh là gì?
Chậm kinh nguyệt là hiện tượng không thấy sự xuất hiện của kinh nguyệt khi đến ngày kinh hàng tháng. Ví dụ như chu kỳ của bạn là 30 ngày, nhưng đến ngày thứ 30 mà bạn vẫn không bị kinh nguyệt, thì đó gọi là hiện tượng chậm kinh.
>> Xem thêm: Cách tính ngày kinh nguyệt tới
Nguyên nhân chậm kinh là gì?
Nếu bạn chậm kinh 5 ngày:
Một số bạn gái sẽ trễ vài ba ngày kinh, điều này không làm bạn phải lo lắng nhé. Vì một số nguyên nhân sau đây:
-Rất có thể bạn đã tính nhầm ngày, bình thường một chu kỳ kéo dài từ 28-30 ngày nhưng không phải ai cũng giống ai. Thi thoảng, ngày đèn đỏ cũng bị chậm do thay đổi lịch sinh hoạt hoặc chế độ ăn uống không điều độ cũng dẫn tới chậm kinh.
– Do uống thuốc điều trị: Một số tác dụng phụ không mong muốn của một vài loại thuốc cũng khiến chậm kinh.
– Quá căng thẳng, áp lực: Vào những ngày việc học tập, công việc nhiều, thức khuya, dậy sớm cùng những lo lắng vô tình sẽ làm ngày ấy đến trễ hơn bình thường.
– Lạm dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách duy trì các hormone kích thích tố.
– Vận động mạnh: chậm kinh do mất quá nhiều năng lượng khi bạn vận động nhiều
>> Xem thêm: Đánh giá sức khỏe thông qua màu sắc kinh nguyệt
Nếu bạn chậm kinh 7 ngày:
Đã qua 1 tuần mà người bạn kinh nguyệt chưa “ ghé qua”. Lúc này các bạn nữ sẽ vô cùng lo lắng. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân bạn cần biết:
– Do mang thai: Nếu bạn có quan hệ tình dục với bạn trai nhưng không dùng bất kì biện pháp quan hệ tình dục an toàn thì rất có thể bạn đã mang thai. Để biết chính xác chậm kinh có phải do mang thai hay không, bạn chỉ cần dùng que thử thai là có thể xác định được.
– Mất cân bằng hormone do cơ thể. Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột cũng dẫn đến hiện tượng chậm kinh 7 ngày.
– Khi mắc một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung… bạn cũng sẽ bị chậm kinh nguyệt.

Nếu bạn chậm kinh 10 ngày:
Nếu đã qua 10 ngày hoặc hơn, bạn vẫn chưa “bị”. Lúc này bạn cần đến ngay bệnh viện, phòng khám phụ khoa để kiểm tra và xin tư vấn. Nếu hiện tượng này kéo dài. Dường như cách vài tháng, bạn cũng trễ 8-10 ngày hoặc hơn sẽ là điều lo ngại.
>> Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt, các nàng cần làm gì?
Pingback: Nguyên nhân khiến cô bé có mùi khó chịu - Beu Cup