Kỳ kinh nguyệt và những điều bạn chưa biết?

Kỳ kinh nguyệt là đặc trưng sinh lý của chị em phụ nữ. Kinh nguyệt song hành cùng chị em phụ nữ từ tuổi dậy thì đến giai đoạn tiền mãn kinh.

Nhưng khi hỏi về những thông tin cơ bản về kỳ kinh nguyệt thì không phải ai cũng biết. Vậy chu kỳ của kinh nguyệt sẽ được tính như thế nào? Để các chị em có thể hiểu hơn về những vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nhé!

Kỳ kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới thường bắt đầu ở độ tuổi dậy thì. Là triệu chứng báo hiệu cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Kỳ kinh nguyệt có tính chất lặp đi lặp lại hàng tháng. Với số ngày dao động từ 28 – 32 ngày được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Trong một chu kỳ sẽ diễn ra các hoạt động chính bao gồm: hành kinh, phát triển nang trứng, làm dày nội mạc tử cung, rụng trứng và thoái hóa nội mạc trứng.

Kỳ kinh nguyệt

Một số thông tin về kinh nguyệt

Vòng kinh có thể ngắn nhưng không dưới 21 ngày. Hoặc dài hơn không quá 35 ngày vẫn được xem là bình thường. Đối với những người vòng kinh ngắn hơn 21 ngày được gọi là mau kinh. Còn dài hơn 35 ngày thì gọi là kinh thưa.

Thời gian của một vòng kinh được tính từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt của chu kỳ này đến ngày đầu tiên có kinh nguyệt của chu kỳ tiếp theo.

Thời gian hành kinh thông thường khoảng 3- 4 ngày và tối đa không quá 7 ngày được xem là bình thường. Nếu thời gian hành kinh dài hơn 7 ngày là mắc chứng rong kinh. Rong kinh có thể do tâm sinh lý, sinh hoạt, tác dụng phụ của thuốc hoặc các bệnh lý gây ra.

Mỗi lần hành kinh, lượng máu kinh ra chỉ khoảng 50 đến 80 ml. Còn lại là các nội mạc, chất nhờn và một số chất khác.

>>Xem thêm: Dùng cốc nguyệt san trong kỳ kinh nguyệt

Cốc nguyệt san không gây mẩn ngứa, viêm nhiễm

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới bắt đầu từ khi nào?

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ bắt đầu từ 9 đến 15 tuổi, đây được gọi là tuổi dậy thì.

Hiện nay, kinh nguyệt đến sớm hay muộn còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

Di truyền, chế độ dinh dưỡng của mỗi bạn gái, môi trường sống và tâm lý…Ngoài ra có một số bạn gái có thể dậy thì trước 9 tuổi hoặc muộn hơn 15 tuổi. Trường hợp các bé gái có kinh nguyệt quá sớm từ 3 – 8 tuổi hoặc muộn hơn 16 tuổi thì các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đi thăm khám.

Kinh nguyệt là thời điểm đánh dấu cho sự sinh sản của nữ giới, bắt đầu từ đây người phụ nữ đã có khả năng mang thai và làm mẹ. Kinh nguyệt sẽ hết khi nữ giới ở độ tuổi 40-50, gọi là tuổi mãn kinh.

Cách tính thời chu kỳ kinh nguyệt dễ hiểu nhất?

Dựa vào thời gian:

Cách tính này đơn giản, giúp chị em chủ động được công việc và sinh hoạt của mình. Tuy nhiên nhược điểm của cách tính này là thường xuyên không chính xác vì chu kỳ mới có thể thay đổi một vài ngày so với chu kỳ cũ. Sự thay đổi này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chế độ ăn uống, lịch sinh hoạt, tâm lý….

>>Xem hướng dẫn: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Hướng dẫn cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Dựa vào các dấu hiệu:

Để có thể biết mình sắp tới ngày “dâu rụng” hay chưa, các bạn nữ có thể dựa vào một vài dấu hiệu. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà các dấu hiệu khác nhau.

Một số dấu hiệu thường thấy là:

Đau bụng: Có thể bạn sẽ đau bụng lâm râm hoặc dữ dội theo từng cơn. Nhiều người còn có thể phải sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế các cơn đau bụng nhưng theo ý kiến của các chuyên gia thì các chị em không nên quá lạm dụng loại thuốc này. Ngoài ra, cũng có nhiều chị em không thấy dấu hiệu đau bụng khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt.

Đau lưng: Cũng giống như dấu hiệu đau bụng, đau lưng cũng tùy vào cơ địa của mỗi người.

Dịch tiết âm đạo: Đây là dấu hiệu mà đa số các chị em sẽ thấy xuất hiện. Thông thường, trước ngày đèn đỏ chị em sẽ thấy âm đạo ra nhiều dịch nhầy không màu, không mùi, hơi dính, đôi khi ra nhiều khiến chị em cảm thấy khó chịu vì ẩm ướt.

Kỳ kinh nguyệt

Một số dấu hiệu khác: Ngoài ra bạn cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như: đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, tâm lý bất ổn…

Nếu xuất hiện những dấu hiệu trên thì có thể “ngày dâu” của bạn đang đến gần. Nên mang theo cốc nguyệt san mỗi khi đi ra ngoài hoặc sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý nhé.

 

 

One thought on “Kỳ kinh nguyệt và những điều bạn chưa biết?

  1. Pingback: Những bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ cho các nàng

Comments are closed.