Vấn đề kinh nguyệt luôn là chủ đề mà các chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người phụ nữ.
Mất kinh nguyệt là gì? Đã có rất nhiều bạn trong độ tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt. Vậy việc mất kinh nguyệt có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng mất kinh nguyệt như vậy? Trong bài viết chia sẻ dưới đây, BeUcup sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Hiện tượng mất kinh nguyệt là gì?
Đây là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt ở phụ nữ. Vô kinh có thể xảy ra đối với phụ nữ không có kinh nguyệt ít nhất 3 kỳ liên tiếp. Cũng như những cô gái đã đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

Hiện tượng mất kinh được chia ra làm hai loại:
- Mất kinh nguyên phát: thường sẽ xuất hiện ở các bạn nữ từ 16 tuổi. Đến thời kỳ dậy thì nhưng không có kinh nguyệt. Mặc dù vẫn có những dấu hiệu khác chứng tỏ họ đang trưởng thành.
- Mất kinh thứ phát: là tình trạng người phụ nữ đã có chu kỳ kinh nguyệt bình thường nhưng đột nhiên lại mất kinh. Thời gian được xác nhận là vô kinh thứ phát ở người có kinh nguyệt đều là 3 tháng. Ở người có kinh nguyệt không đều là 6 tháng.
>>> Xem thêm: Chậm kinh là gì? Những nguyên nhân bị chậm kinh
Nguyên nhân mất kinh nguyệt là gì?
Đã có rất nhiều phụ nữ chủ quan cho rằng mất kinh nguyệt không gây nguy hiểm, nhưng thực tế các biến chứng của vô kinh có thể để lại hậu quả lâu dài. Nếu phụ nữ không rụng trứng và không có kinh nguyệt sẽ không thể mang thai. Đồng thời, khi vô kinh do nồng độ estrogen thấp cũng có thể có nguy cơ bị loãng xương.
Nhắc tới các nguyên nhân dẫn đến bệnh mất kinh nguyệt, ta sẽ thấy có rất rất nhiều nguyên nhân để gây ra tình trạng này.
Thứ nhất, phải kể tới việc mang thai. Nếu bạn đang mang thai thì tất nhiên sẽ không thể có kinh nguyệt. Ngoài ra có các vấn đề liên quan tới cơ quan sinh sản, các tuyến giúp điều chỉnh nồng độ hormone, tác dụng phụ của thuốc, khi điều trị các tình trạng này sẽ giải quyết được mất kinh nguyệt.

Mất kinh do quy luật tự nhiên như mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh
Một lưu ý nhỏ là khi bạn sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể gây mất kinh nguyệt và chỉ khi bạn ngưng sử dụng thuốc tránh thai một thời gian sau đó mới có kinh trở lại.
>>>Xem thêm: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản và chính xác nhất
Khi bạn thấy xuất hiện tình trạng mất kinh nguyệt, cần phải xem lại lối sống, một số thói quen cũng góp phần vào việc vô kinh:
- Bạn có trọng lượng cơ thể quá thấp sẽ làm gián đoạn nhiều chức năng nội tiết tố trong cơ thể, có khả năng làm rụng trứng.
- Chế độ ăn uống và một số rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc chứng cuồng ăn cũng sẽ khiến bạn nữ mất kinh nguyệt vì những thay đổi nội tiết tố bất thường này.

- Căng thẳng tinh thần có thể làm thay đổi hoạt động của vùng dưới đồi. Một khu vực trong não kiểm soát các hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Điều này có thể gây ra tình trạng rụng trứng và mất kinh nguyệt. Sau khi căng thẳng của bạn giảm thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ tiếp tục diễn ra.
- Ngoài ra hiện tượng mất kinh nguyệt xảy ra khi mất cân bằng hormone. Như hội chứng buồng trứng đa nang, suy tuyến giáp, khối u tuyến yên. Vì vậy bạn cần có sự tư vấn và chẩn đoán chuyên khoa từ các bác sỹ.
- Mãn kinh sớm: Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu vào khoảng 50 tuổi. Nhưng, đối với một số phụ nữ, nguồn cung trứng của trứng giảm dần trước 40 tuổi và ngừng kinh nguyệt.
- Yếu tố di truyền cũng có ảnh hưởng tới vô kinh. Nếu những người phụ nữ khác trong gia đình bạn bị vô kinh, bạn sẽ có thể thừa hưởng tiền sử này.
Như vậy dù với bất cứ lý do mất kinh nguyệt là gì? Nếu bạn không thấy kinh nguyệt trong 2-3 tháng thì cũng nên tới các phòng khám phụ khoa để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị hợp lý.
>>> Xem thêm: Mách bạn cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà