Ưu – nhược điểm của Cốc nguyệt san và Băng vệ sinh

Có lẽ nhiều chị em luôn đặt ra câu hỏi “Nên chọn Cốc nguyệt san hay chỉ sử dụng băng vệ sinh” để “cứu cánh” cho ngày đèn đỏ của mình. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những ưu nhược điểm của Cốc nguyệt san và Băng vệ sinh để phái đẹp chọn ra cho mình “người bạn đồng hành” phù hợp nhất trong ngày đèn đỏ nhé!

Sự khác nhau giữa Cốc nguyệt san và Băng vệ sinh:

1. Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san là sản phẩm vệ sinh được thiết kế để đặt vào âm đạo của phụ nữ trong thời kỳ hành kinh. Nó có dạng như một cốc nhỏ, bao gồm phần phễu và cuống, nhìn khá giống một cái chuông nhỏ. Phần cuống được dùng để điều chỉnh vị trí của nó trong âm đạo và tháo ra khi cần. Còn phần phễu đỡ thành âm đạo, hứng và chứa chất lỏng kinh nguyệt chảy ra.

Nguyên liệu để làm Cốc nguyệt san là cao su hoặc silicon, có nhiều kích cỡ khác nhau để chị em lựa chọn.

coc-nguyet-san-an-toan-beucup

2. Băng vệ sinh là gì?

Băng vệ sinh là một sản phẩm vệ sinh phổ biến nhất ở chị em phụ nữ hiện nay. Giống như tên gọi, băng vệ sinh có dạng miếng (hoặc dạng tampon), hình chữ nhật thuôn dài, hơi tròn về hai đầu. Phía dưới được trải một mặt lưới hoặc bông để hút chất lỏng trong thời kỳ kinh nguyệt.

 coc-nguyet-san-va-bang-ve-sinh

Có thiết kế và chức năng khác nhau như vậy, giữa Cốc nguyệt san và Băng vệ sinh, hội chị em nên lựa chọn sản phẩm nào là ưu việt nhất? Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của từng sản phẩm để hiểu rõ hơn nhé!

Ưu nhược điểm của Cốc nguyệt san

1. Ưu điểm khi dùng Cốc nguyệt san

  • Giảm thiểu chi phí lâu dài, thân thiện với môi trường: Với việc có thể sử dụng lâu dài, thậm chí nhiều năm, chị em sẽ tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể so với băng vệ sinh. Đồng thời, sử dụng cốc nguyệt san giúp hạn chế lượng rác thải ra môi trường.
  • Hạn chế mùi hôi, ngăn thay đổi độ pH của âm đạo: Cốc nguyệt san được ưa chuộng chính nhờ khả năng hạn chế mùi hôi cho “cô bé” trong thời kỳ kinh nguyệt. Khi dùng cốc để hứng kinh từ âm đạo, việc này góp phần hạn chế máu tiếp xúc với không khí, giảm thiểu lượng vi khuẩn gây mùi cho vùng kín. Ngoài ra, cốc còn giúp cân bằng độ pH của âm đạo. 
  • Chứa được dung tích nhiều hơn, sử dụng trong thời gian dài: Nếu dùng băng vệ sinh, chị em phải thay băng liên tục cách 2-3 tiếng, thì với một chiếc Cốc nguyệt san, có thể giữ lượng máu lên đến 10 tiếng liên tục (tuy nhiên bác sĩ vẫn khuyến cáo chị em nên thay Cốc sau 6-7 tiếng sử dụng). Điều này giúp chị em thoải mái hơn, đỡ tốn thời gian trong ngày.

máu kinh ít ra trong kỳ kinh nguyệt

  • Chống tràn, rò rỉ hiệu quả: Sử dụng cốc nguyệt san có khả năng chống rò rỉ rất tốt. Chỉ cần chị em đặt ở đúng vị trí, có thể thoải mái vận động trong suốt 10-12 giờ. 

2. Một số nhược điểm ở cốc nguyệt san

  • Cần lựa chọn kích cỡ phù hợp: Cốc nguyệt san có nhiều kích cỡ khác nhau, đôi khi sẽ gây khó khăn cho việc lựa chọn của chị em phụ nữ. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tìm được loại phù hợp với “cô bé” của mình. Nếu kích thước cốc không phù hợp với cơ thể gây khó chịu và rò rỉ máu kinh ra ngoài.
  • Có thể gây kích ứng nhẹ: Nếu cơ địa chị em nào không hợp với cao su hay silicon, một số có thể bị kích ứng với sản phẩm này.

coc-nguyet-san-giam-dau-bung-kinh

  • Khó sử dụng và vệ sinh cho những bạn mới dùng: Đây là một nhược điểm phổ biến khiến một số chị em ngại sử dụng. Bạn có thể rất lúng túng khi lần đầu đưa cốc vào âm đạo, để đưa cốc vào “cô bé” đúng vị trí nhất. Ngoài ra, việc vệ sinh cốc cũng đòi hỏi sự kỹ lưỡng để cốc không bị bám bụi, vi khuẩn.

Ưu nhược điểm khi dùng Băng vệ sinh

1. Ưu điểm của Băng vệ sinh đối với phụ nữ

  • Tiện lợi, dễ sử dụng: Chỉ cần lột miếng keo ở dưới đế băng, sau đó dán vào quần lót, chị em đã có thể sử dụng được ngay. Băng vệ sinh rất vừa vặn khi sử dụng.
  • Dễ dàng, thoải mái lựa chọn: Đa dạng về chất liệu, kiểu dáng cũng như kích thước. Dễ dàng tìm mua ở bất cứ đâu, tiệm tạp hoá, cửa hàng tiện lợi, siêu thị,…
  • Có các công ty sản xuất băng vệ sinh trong nước, chị em có thể yên tâm để lựa chọn nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phù hợp với tâm lý người Việt.

2. Nhược điểm khi sử dụng Băng vệ sinh

  • Không thân thiện với môi trường: Theo thống kê, một người phụ nữ trung bình sẽ thải ra môi trường gần 300 miếng băng vệ sinh/năm. Đây là một con số khổng lồ khi chúng ta nhân lên với dân số thế giới, lượng rác thải đó là một gánh nặng với môi trường.
  • Gây mùi cho “cô bé” và dễ tràn: Như chúng ta đã biết, khi máu tiếp xúc với không khí, sẽ sinh ra vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu. Điều này nhiều khi khiến chị em ngại ngùng. Đôi khi vì phải thay băng liên tục, cũng ảnh hưởng đến công việc và bất tiện trong các hoạt động đi lại, chạy nhảy,… 

mau kinh ra it 1

  • Dễ gây ngứa, kích ứng cho vùng kín: Khi sử dụng một chu kỳ dài, nhiều năm, sẽ gây hăm, ngứa hoặc rát cho “cô bé”. Ngoài ra, băng vệ sinh còn có hương liệu và chất tẩy trắng, có thể gây kích ứng cho vùng kín của bạn. 

Bài viết trên đây đã liệt kê phần lớn những ưu nhược điểm của Cốc nguyệt san và Băng vệ sinh. Tùy vào nhu cầu, đặc điểm của cơ thể, chị em hãy cân nhắc để chọn ra người bạn đồng hành vào những ngày “đèn đỏ” của mình nhé! 

Chị em có thể tham khảo: Cốc Nguyệt San BeU Cup siêu mềm